Bổ sung cho vụ THUỐC ĐỘC văn hóa của gián điệp Trung Quốc.
Trong Topic chính, chủ yếu là không bàn chính trị, mà cái chính là để anh em cảnh giác với sự độc hại mà truyện tranh, tiểu thuyết mạng của Tàu gây ra. Tuy nhiên, "mọi thứ đều có dính dáng tới nhau" như thằng cha nào đó đã nói mà em chẳng nhớ . Em xin được lạm bàn một chút về tình hình quốc tế để các bác xem thử chúng có "dính dáng" gì với nhau không nhé.
Bình luận em trả lời thằng cu Gaia trong trang chính cũng nói về chút về chiến lược của Tàu hiện nay.
Đó là chiến lược chiến tranh toàn diện, chiến tranh không giới hạn của chúng. Hai tướng Trung Quốc thậm chí còn viết sách công khai về nó:
https://en.wikipedia.org/wiki/Unrestricted_Warfare
Phương pháp chính của thể loại chiến tranh này, đó là tấn công vào những điểm mà đối phương ít quan tâm, hoặc ít coi là quan trọng. Bọn nó gọi đây là "lấy hữu tâm đánh vô tâm".
Trong bối cảnh áp dụng hiện đại, một vũ khí quan trọng của chúng là dùng văn hóa và gián điệp để xâm nhập, làm suy yếu đối phương trên nhiều mặt.
Em hình dung khẩu hiệu của bọn chúng là "truyện séch cũng có thể dùng làm tấn công. Mại dâm cũng có thể dùng làm gián điệp".
Đặc biệt cần nhắc ở đây là văn hóa. Với những nước có lập trường văn hóa không vững chắc như ở Đông Nam Á, châu Phi, một số nước nam Mỹ... Ảnh hưởng của Trung Quốc là nguy hiểm và không thể coi thường.
Mà những thứ to tát như thế thì thôi dẹp luôn. Với anh em ta thì truyện tranh mới là cái chính cần nói.
Có thể nói là dưới cái lý luận "chiến tranh không giới hạn" này, trong xã hội Trung Quốc không một cái gì là không được dùng cho chiến tranh. Kể cả những công cụ được coi là "nhảm nhí" như tiểu thuyết mạng, truyện tranh...
Bọn chính trị chính thống của Tàu Khựa thì không quan tâm mấy đến lĩnh vực này, nhưng ảnh hưởng "chiến tranh toàn diện" của bọn nó, luôn có nhân sự sẵn sàng chuyển đổi bất cứ thứ gì, dù trông có vẻ vô dụng nhất, thành tiềm năng cho chiến tranh. ( Bọn nó đang mong được lập công VCĐ ra rồi ).
....
Vậy câu hỏi là tiểu thuyết mạng và truyện tranh Guoman có được sử dụng như công cụ chiến tranh và xâm nhập văn hóa của Tàu hay không ?
Câu trả lời: Vâng thưa các thím, em cho là dưới ảnh hưởng toàn quốc, toàn lĩnh vực của cái lý luận "chiến tranh toàn diện", thì mọi thứ đến từ Trung Quốc đều có thể được Tàu quản lý để phục vụ cho mục đích của bộ máy chính quyền Phát Xít của nó .
Kể cả những thứ tưởng vô thưởng vô phạt như truyện tranh mạng, tiểu thuyết mạng. Chúng đều nhóm lại quản lý, giám sát và dẫn đạo để sử dụng cho mục đích của chúng. ( Big brother is watching them
)
Câu hỏi thực sự là chúng đánh giá tầm quan trọng của công cụ này ra sao, đầu tư như thế nào, quản lý kiểu gì... Cụ thể những cái đó thì mình rất khó để biết được
Một vài chi tiết rất liên quan:
-Tiểu thuyết mạng bắt đầu được quảng cáo và xuất hiện nhiều ở Việt Nam từ năm 2010. Cái này ở Trung Quốc đọc mất tiền, mà về đến Việt Nam không hiểu sao được Free.
-Đầu tiên chỉ là tiểu thuyết cũ ( tầm 2007, 2008 ). Cái này có thể giải thích được một phần là tại sao không mất tiền. Nhưng về sau, bên Trung quốc ra tập nào là Việt Nam có tập đấy. Toàn là dạng tiểu thuyết phải trả mớ tiền cả.
-Ở Việt Nam cũng có nhiều người Tàu nhạy bén kinh doanh mà không hiểu sao không vớ lấy mà làm. . Đến bây giờ vẫn còn miễn phí.
-Truyên tranh Guoman cũng thế. Bên Tàu đọc mất tiền, mà về đây đọc chẳng mất một xu.
-Tiểu thuyết mạng hay truyện tranh Guoman thường xuất hiện ồ ạt với số lượng rất lớn. Mà thời kỳ Manga phát triển mạnh nhất cũng không đổ bộ với khối lượng khủng khiếp như vậy. Cứ như là chúa muốn chúng ta được nhồi sọ bằng truyện Tàu vậy. thật là VL.
-> Điều này có thể là bằng chứng cho thấy Tàu bơm hàng loạt truyện sang chúng ta là có kế hoạch, chính sách rõ ràng.
Có thể kế hoạch này không phải chỉ để đối phó riêng Việt Nam mà còn tất cá các nước tha truyện Tàu về. Nhưng chắc chắn là Việt Nam là nước được "ưu ái" đặc biệt vì lý do văn hóa và địa lý ngay sát cạnh Tàu.
Chỉ có thể hình dung bằng từ vãi cả đạn. Hành vi và mục đích của Tàu đã sáng tỏ . Câu hỏi là liệu chúng ta có chịu chấp nhận hiện tượng đó hay không ?
Update vào lúc 01:02 26/05/2018